Về làng Ông Hảo, Hưng Yên để cảm nhận bầu trời tuổi thơ ùa về mỗi dịp Tết Trung thu

Thứ 6, 23.08.2019 | 10:37:50

Về làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) vào những ngày này, bạn có thể cảm nhận rõ được không khí mùa Tết Trung thu, khi thấy những người thợ thủ công lành nghề đang tất bật sản xuất hàng loạt trống, mặt nạ giấy bồi, đầu lân... để kịp cung cấp cho thị trường Rằm tháng Tám.

Những ngày này khi bước chân đến đây, bạn có thể cảm nhận rõ được không khí mùa Tết Trung thu, khi được ngắm nhìn những đồ chơi truyền thống như mặt nạ giấy bồi, đầu lân, trống…

Một vài hộ dân ở làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) hoạt động và sản xuất đồ chơi truyền thống quanh năm, nhưng tất bật nhất đó là gần Tết Trung thu.

Những chiếc mặt nạ ở đây được người dân làm hết sức tỉ mỉ và chắc chắn.

Tất cả các công đoạn làm mặt nạ giấy bồi đều là thủ công.

Mỗi một chiếc mặt nạ được làm từ một chiếc khuôn xi măng khác nhau, người thợ đặt từng lớp giấy lên và quét hồ.

Hiện nay, làng Ông Hảo chỉ còn từ 5 - 7 hộ làm đồ chơi truyền thống Tết Trung thu.

Bà Vũ Thị Thoàn, _ một lão làng trong xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên cho biết, gia đình bà làm đồ vật này quanh năm, nhưng tất bật nhất thì vào khoảng từ đầu tháng 7 đến hết Tết Trung thu. Đến hết mùa, gia đình bà lại quay lại làm những cốt của những con vật, cốt trống để ra ngoài tháng Riêng bắt đầu đóng trống. Còn những con vật này phải làm quanh năm để bồi cho khô, đến khoảng đến tháng 11 thì bắt đầu hoàn thiện đem ra thị trường bán”.

Những chiếc mặt xanh đỏ được vẽ hình những nhân vật ngộ nghĩnh, sáng tạo như Chí Phèo, Thị Nở, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới…  

Ngoài những chiếc mặt nạ ra, làng ông Hảo còn sản xuất trống con cho trẻ em chơi vào mỗi dịp Trung thu.

Những chiếc trống nhìn đơn giản, nhưng để hoàn thiện nó thì phải trải qua rất nhiều công đoạn như cưa gỗ, làm vành, đẽo tang, sơn lót, căng da mặt trống…

Vì thế, làm nghề này đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ, khéo tay, nếu không trống không tròn, mặt trống không căng, âm thanh không vang.

Ông Vũ Hữu Đọc (làng Ông Hảo) cho biết, mỗi ngày ông có thể làm ra khoảng 50 đến 60 cái trống con.

"Nghề này là nghề truyền thống của gia đình tôi cũng như cả làng này. Nghề đã có từ hơn trăm năm trước, còn với bản thân thì đã gắn bó với nghề này được gần 50 năm rồi. Cho đến nay, gia đình vẫn sản xuất các sản phẩm phục vụ dịp Tết Trung thu như trống, mặt nạ, đầu sư tử... Riêng trống thì có rất nhiều loại to nhỏ khác nhau. Loại nhỏ nhất có giá 12.000 đồng/chiếc, loại to nhất có giá 200.000 đồng/chiếc. Mặt trống được làm từ da trâu, tang trống được làm từ gỗ mỡ, gỗ bồ đề..." - ông Đọc cho biết thêm.

Theo Infonet

Tin cùng chuyên mục

  • Nhãn lồng Hưng Yên - đặc sản tiến vua

    Nhãn lồng Hưng Yên - đặc sản tiến vua

     4 năm trước

  • Nhìn lại khoảnh khắc đăng quang của tân vương Robocon Việt Nam 2017

    Nhìn lại khoảnh khắc đăng quang của tân vương Robocon Việt Nam 2017

     7 năm trước

  • Thăm chùa Nôm - Linh thông cổ tự

    Thăm chùa Nôm - Linh thông cổ tự

     7 năm trước

  • Khoái Châu: Giống chanh cho năng suất 1 tạ/năm, quả còn to gấp 3 lần bình thường

    Khoái Châu: Giống chanh cho năng suất 1 tạ/năm, quả còn to gấp 3 lần bình thường

     7 năm trước

  • "Đã mắt” khám phá thủ phủ nhãn lồng Hưng Yên

     7 năm trước